Mô tả
Tên khoa học: Radix et Rhizoma Glycyrrhizae
Bộ phận dùng:
Rễ và thân rễ còn vỏ hoặc đã cạo lớp bần, được phơi hay sấy khô của ba loài Cam thảo Glycyrrhizae uralensis Fisch., Glycyrrhiza inflata Bat. hoặc Giycyrrhiza glabra L., họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả:
- Đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, thường dài 20 cm đến 100 cm, đường kính 0,6 cm đến 3,5 cm. Lớp bần ngoài cùng bị cạo bỏ hoặc dính chặt.
- Rễ chưa cạo lóp bần bên ngoài cỏ màu nâu đỏ hoặc nâu xám có các vết sẹo của rễ con, những vết nhăn dọc và các lỗ vỏ nhô lên.
- Rễ đã cạo lớp bần có màu vàng nhạt. Chất cứng chắc, khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc, có tinh bột.
- Mặt cắt ngắn có nhiều tia ruột từ trung tâm tòa ra, trông giống như nan hoa bánh xe, đôi khi có khe nứt, tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng rõ.
- Đoạn thân rễ hình trụ, bên ngoài có các núm sẹo, tùy ở trung tâm mặt cắt ngang. Mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.
Chế biến cam thảo:
- Sau khi đào lấy rễ, xếp thành đống để cho hơi lên men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn, phơi hoặc sấy khô. Bào chế cam thảo Lấy rễ Cam thảo, phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.
- Chích Cam thảo: Lấy Cam thảo đã thái phiến, đem tẩm mật (cứ 1 kg Cam thảo, dùng 200 g mật, thêm 200 g nước đun sôi), rồi sao vàng thơm.
Bảo quản cam thảo:
Để nơi khô, mát, tránh sâu mọt.
Tính vị, quy kinh của cam thảo:
Cam, bình. Vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và thông 12 kinh.
Công năng, chủ trị của cam thảo:
Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chi thống, điều hòa tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bồ tỳ, ích khí, phục mạch.
Chủ trị:
- Tỳ vị hư nhược, mệt mỏi yếu sức, hóa đờm chỉ ho, đánh trống ngực, mạch kết đại (mạch dừng), loạn nhịp tim.
- Sinh Cam thảo: Giải độc tả hoả. Chủ trị: Đau họng, mụn nhọt, thải độc.
Cách dùng, liều lượng cam thảo:
Ngày dùng từ 4 g đển 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.
Kiêng kỵ cam thảo:
Không dùng chung với các vị Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo, Cam toại
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.