Mô tả
THỔ PHỤC LINH (Thân rễ)
Tên khoa học: Rhizoma Smliacis glabrae
Tên khác: Khúc khắc
Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thổ phục linh, còn có tên là Khúc khắc (Smilax glabra Roxb.), họ Khúc khắc (Smilacaceae).
Mô tả Dược liệu chưa thái lát: Các đoạn có hình trụ hơi dẹt hoặc khối dài ngắn không đều, mang các mấu chồi, dài 5 cm đến 22 cm, đường kính 2 cm đến 7 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu tía, có vết sẹo thân nhô lên và các rễ nhỏ và rễ sợi cứng chắc còn sót lại. Chất cứng, khó bẻ gãy, mặt gãy có sợi, màu vàng nâu hoặc nâu đỏ, có thể thấy các chấm của các bó mạch và nhiều chấm sáng nhỏ hơn. Không mùi; vị hơi ngọt và se.
Dược liệu thái lát: Các lát mỏng không đều hoặc hình bầu dục, mép không phẳng. Mặt cắt màu trắng ngà đến nâu đỏ, có tinh bột, các nốt dạng điểm của bó mạch và nhiều các chấm sáng nhỏ. Nhớt và trơn khi bị ướt. Không mùi, vị hơi ngọt và se.
Chế biến: Mùa hạ, mùa thu, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi, sấy khô hoặc đang lúc tươi, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô. Với dược liệu chưa thái lát: Trước khi dùng lấy dược liệu khô rửa sạch, ủ mềm, thái lát, phơi khô.
Bảo quản: Để nơi khô, thoáng, tránh mốc mọt.
Tính vị, quy kinh: Cam, đạm, bình. Vào các kinh can, vị.
Công năng, chủ trị: Trừ thấp, giái độc, lợi niệu, thông lợi các khớp.
Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiếu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thủy ngân.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 12 g đến 30 g, dạng thuốc sắc, cao thuốc hoặc hoàn tán.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.