Ớt
Ớt
DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID KHÔNG CÓ NHÂN DỊ VÒNG
Tên khoa học: Capsicum – Fructus Capsici
Tên khác: Ớt tầu, ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa (Việt Nam). Chiều thiên phan tiêu, Sư đầu phan tiêu (Trung Quốc).
Tên Latin: Capsicum annuum Lin, Capsicum frutescens Lin, Capsicum minimum Roxh, Capsicum fastigiatum Blum.
Họ Cà (Solanaceae)
Chú thích về tên. Do chữ latin capsa = túi, annuum = hàng năm, vì cây mọc hàng năm, có quả giống cái túi.
Mô tả cây
Cây ớt có nhiều loài, nhiều thứ. Có thể chia làm hai loại:
- Cây mọc hàng năm: Loại chính là Ớt chỉ địa, Ớt thường – Capsicum annuum Lin, Ớt chỉ thiên Capsicum longum C. Còn có tên Pháp Piments des jardins, … Cây này được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới và ôn đới.
- Cây sống dai 2 hay 3 năm: Cao từ 0,4 – 1 m. Thuộc loại này có cây Ớt cái hay Ớt tây, Ớt vàng, Ớt cựa gà (Capsicum frutescens Lin), Ớt gai ( Capsicum minimum Roxb hay Capsicum fastigiatum Blum).
Theo Ch. Crevot và Ch. Lemarie, ở Việt Nam còn các loại ớt: Capsicum baccatum Lin (ớt hạt tiêu) quả rất nhỏ, hơi dài, màu đỏ.
Địa lý, phân bố
Ở Việt Nam khắp nơi đều trông, nhiều nhất ở Trung Bộ. Nhiều giống ớt mọc hoang ở Campuchia và Lào cũng trồng nhiều.
Ngoài ra, ở các nước khác cũng có trồng: Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Tây Ban Nha, Pháp, Ý.
Tại Hung-ga-ri việc trồng ớt rất phát triển. Diện tích chiếm hàng nghìn hecta, mỗi năm xuất cảng tới 25.000 tạ, tổ chức trồng hái rất quy mô khoa học, có chuyên gia phụ trách trông nam, tìm giống, hướng dẫn và kiểm soát việc thu hái, có xưởng làm bột ớt.
Nước Mỹ không trồng, mỗi năm trước 1939 phải nhập của Hung-ga-ri và Tây Ban Nha tới 4.500.000 kg ớt.
Bộ phận dùng
Quả ớt
Quả ớt là những quả mọng hơi mẫm, hình nón dài có khi hơi dẹt, cuống gày, thẳng, đôi khi cụt.
Mặt quả ớt nhẵn bóng, đỏ hay vàng cam.
Cắt ngang có vách mỏng ngăn đôi.
Thai tòa trung trụ. Hạt rất nhiều, dẹt, hơi có dáng hình thận, dày 3 mm, nép hơi dày lên. Vị cay, nông, nhất là ngăn vách càng cay nhiều. Đốt sẽ có khói rất cay khó chịu, gây ho, hắt hơi.
Về kích thước, ớt Capsicum minimum dài từ 1 – 2 cm, đường kính 4 cm. Còn ớt Capsicum frutescens có đường kính lớn hơn, tới 7 mm.
Có thứ ớt dài 5 – 7 cm, đường kính 2 – 3 cm nhưng ít cay và ít dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học
- Trong ớt có nước, gluxit, protid, chất vô cơ.
- Ngoài ra có chất capsaithin – chất màu có tinh tể thuộc loại caroten, có công thức C35H5O3 , ở trong cây dưới dạng este với các acid myristic, panmitic, oleic.
- Kuhn và Federer lấy ra được β caroten.
- Một alcaloid là hoạt chất cay: capsaicin, có tinh thể. Capsaicin hình như là một vanillylamit của acid decenoic; vì người ta đã tổng hợp được capsicain từ vanillylamit và acid decenoic, kết quả thủy phan của chất alcaloid thiên nhiên.
- Tỷ lệ capsaicin 0,5 đến 2 gam trong mỗi cân ớt.
- The Tchirsh, các hoạt chất của ớt đều tập trung ở biểu bì của thai tòa và trong thai tòa của quả. Chúng ở dưới dạng các hạt cầu giữa lớp mạc tố và lớp dính vào thành tế bào.
- Các hạt non không có capsaicin.
Tác dụng sinh lý
- Gây sót da và niêm mạc, gây đỏ mà khoogn làm phồng da; làm cho có cảm giác nóng bỏng ở môi và dạ dày.
- Tay mó vào ớt cần tránh dụi vào mắt. Bột ớt gây hắt hơi mạnh.
- Liều nhỏ: Ớt giúp cho sự tiêu hóa, như hạt tiêu. Nhưng về mặt thuốc, ớt tốt hơn hạt tiêu vì cay đến đâu đi nữa, ớt cũng ít gây sung huyết hơn hạt tiêu. Nó giúp cho sự tiêu hóa các thức ăn thực vật.
Công dụng và liều dùng
- Dùng ngoài: làm thuốc gây đỏ và thuốc gây chuyển máu dùng trong các bệnh tê thấp, nhức thần kinh, chứng đau hông. Bôi vào cổ đẻ chữa viêm họng, mất tiếng, khản tiếng.
- Dùng trong: làm thuốc kích thích sự tiêu hóa và chảy nước dãi; nó cùng dùng để chữa các trường hợp trĩ.
- Gai vị: rất phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới. Nghiên cứu ót, các nhà khoa học đã đi tới kết luận sau đây: “Do tỷ lệ các vitamin tan trong nước khá cao như vit C, B1, B2, do tỷ lệ xitrat, do tỷ lệ chất carotenoid, ớt là một thức ăn có vitamin rất tốt đáng phổ biến”.
- Dùng ngoài dưới dạng thuốc dán.
- Dùng trong: bột 0,1 – 0,3 gam
- Cao nước chữa trĩ 0,6 – 0,8gam dùng 2 lần, nửa liều vào buổi sáng, nửa vào buổi chiều.
- Cao lỏng: tới liều 1,5gam