Enter your keyword

Hồ tiêu

Hồ tiêu

HỒ TIÊU

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN PYRIDIN

Tên khoa học: Piper – Fructus Piperis

Tên khác: Cổ nguyệt, Bạch cổ nguyệt, Hắc cổ nguyệt

Tên latin: Piper nigrum Lin

Mô tả

Cây Hồ tiêu là một thứ dây leo, thân dài, không mang lông, bám vào các cây tựa bằng những rễ. Hình như giữa cây tựa và cây Hồ tiêu có một sự sống nhờ nhau cho nên gỡ cây Hồ tiêu khỏi cây tựa, phần nhiều cây Hồ tiêu bị chết.

Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách; lá như lá trầu không nhưng dài và thuân hơn; có 2 loại nhánh: một nhánh mang quả và một nhánh dinh dưỡng, cả hai nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một hoa tự hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ; chừng 20 – 30 quả trên một chùm. Lúc đầu màu xanhlucj, sau đỏ, khi chín có màu vàng.

Đốt cây rất dòn cho nên khi động chạm cần thận trong cho khỏi chết cây.

Trồng trọt, thu hái

Trồng Hồ tiêu bằng phép dâm cành, mỗi gốc cách nhau 2m. Như vật mỗi hecta có chừng 2.500 gốc.

Có khi trồng bằng hạt cây Hồ tiêu, trồng bằng hạt khỏe hơn, chịu khô ráo hơn, nhưng ra nhánh chậm hơn. Ở Việt Nam (Nam Bộ và Trung Bộ) và Singapo người ta cho leo vào các cọc tựa; còn ở Ấn độ, Mã Lai cho leo vào cây tươi.

Cây Hồ tiêu trồng bằng dâm cành sẽ bắt đầu ra hoa vào năm thứu 3. Nhưng thường người ta loại bỏ lứa hoa đầu và chỉ để đậu quả từ năm thứu 4. Vào các năm thứ 7-8 hiệ quất cao nhất, rồi giảm dần xuống cho tới năm thứ 20.

Hiệu suất trung bình của một cây Hồ tiêu ở Nam Bộ là 1,75kg (Hồ tiêu khô) và chừng 4000 – 4500 kg/ ha.

Hái và chế biến: Mỗi năm thu hoạch 2 lần. Cách hái, thời gian hái và cách chế biến khác như, tùy theo người ta muốn có Hồ tiêu đen hay Hồ tiêu sọ (Hồ tiêu trắng)

  • Hồ tiêu đen: Hái vào lúc bắt đầu thấy xuất hiện một hai quả chín đỏ hay vàng trên chùm quả, vì phải hái vào lúc quả còn xanh.Những quả non quá chưa có sọ rất ròn và khi phơi sẽ bị vụn ra; còn những quả khác phơi sẽ khô và vỏ sẽ nhăn nheo lại. Màu sẽ ngả đen do đó gọi là Hồ tiêu đen. Lựa chọn và đóng thành bao 60kg.
  • Hồ tiêu sọ (Hồ tiêu trắng): Trước kia người ta tưởng Hồ tiêu sọ là do một cây khác cung cấp. Nhưng thực ra vẫn do một cây; nhưng pahri hái vào lúc thật chín, sau đó hoặc lấy chân để loại bỏ vỏ ngoài, hoạc cho vào rổ nâm dưới dông nước chảy 3 – 4 ngày. Đạp để loại lớp vỏ đen, rồi phơi khô. Loại này có màu trắng ngà xám, ít nhăn nheo hơn, ít thơm hơn )Vì lớp vỏ ngoài chứa tinh dầu bị loại đi) nhưng cay hơn.

Địa lý, phân bố

Việt Nam nhiều nhất ở Nam Bộ (Tỉnh Hà Tiên, đảo Phú Quốc, tỉnh Bà Rịa); sau đến Trung Bộ (tỉnh Quảng Trị)

Các nước khác: Campuchia (tỉnh Kampot và Takeo)

Hàng năm, trước kia ta xuất đi chừng 4000 – 5000 tấn Hồ tiêu: đi Pháp chừng 3000 tấn, còn thì đi Trung Quốc, Anh và các nước khác.

Hồ tiêu còn mọc ở Indonisia (Java, Sumatra), Ma-đa-gát-ca.

Cây Hồ tiêu

Bộ phận dùng

Quả xanh còn vỏ ngoài:Hồ tiêu đen

Quả đã loại vỏ ngoài: Hồ tiêu sọ

Hồ tiêu den là một quả mọng, khô, hình cầu, đường kính 4 – 5 mm màu đen nhạt hay xám thẫm, răn reo; phía dưới có sẹo cuống, phía trên có một điểm hơi nổi là vết tích của vòi đã rụng.

Bổ dọc sẽ thấy một lướp vỏ gồm 2 phần: Phần ngoài mỏng sẫm, đỏ nâu, phần trong cứng chắc dính chặt vào hạt (phần này còn lại trong Hồ tiêu sọ)

Hạt độc nhất trực sinh gồm 2 phôi nhữ, một phôi nhũ thuộc về phôi nhỏ và một phôi nhũ thuộc phôi tâm chứa chất dinh dưỡng.

Hồ tiêu sọ trông ít nhăn nheo hơn, màu trắng nhạt; cắt dọc chỉ thấy lớp vỏ trong và nhạt.

Vi phẫu quả Hồ tiêu: Từ ngoài vào trong ta thấy: Vỏ quả ngoài vó lớp cutin dày phủ 2 – 3 lớp tế bào ít nhiều cương mô hóa.

Vỏ quả giữa dày, có tinh bột, có nhiều tế bào, chứa tinh dầu; càng về phía trong càng nhiều. Ở khoảng giữa có một í bó libe gỗ trương ứng với gân của tâm bì.

Vỏ quả trong gồm 1 – 2 lớp tế bào thành dày hình móng ngựa.

Trong Hồ tiêu sọ, tất cả phía trung quả bì trở ra không còn.

Lớp vỏ hạt gồm vài hàng tế bào dẹt, dài, có chứa các sắc tố nâu.

Ngoại phôi nhũ trong có tinh bột, tinh dầu, nhựa và alcaloid

Bột hạt tiêu màu đen, thơm, vị cay, chủ yếu gồm:

+ Tinh bột nhỏ tròng hay nhiều cạnh đường kính 1 – 6 µm nằm trong các tế bào thành mỏng nhiều cạnh.

+ Tế bào cương mô gồm 2 loại: Loại thành dày của biểu bì có chất đỏ nâu. Loại có một phía thành mỏng của nội quả bì.

+ Tế bào trong có chất dầu màu vàng và có khi có tinh thể piperin.

Bộ phận dùng: Hạt

Thành phân hóa học

Thành phần chính của Hồ tiêu là: 1,3 – 2,2% tinh dầu; vì chủ yếu ở trong trung bì nên Hồ tiêu sọ ít tinh dầu hơn. Tinh dầu này màu vàng nhạt hay lục nhạt, gồm các hydro cacbua như phelandren, cadinen, caryophyllen và một số ít hợp chất chứa oxy.

2,2 – 4,6% chất nhựa cay hắc làm cho hồ tiêu có vị cay nóng, tan trong rượu, ete, chất béo, đặc ở 0o (còn ogji là chavicin). Vì chất nhựa tập trung ở phía ngoài cho nên Hồ tiêu tiêu sọ ít hắc hơn hồ tiêu đen.

6 – 9% chất piperin (amid của acid piperic) – một alcaloid có công thức C17H19O2N kiềm nhẹ, đồng phân với mocphin, tinh thể không màu, không mùi không tan trong nước sôi, rất tan trong rượu nóng.

Đun với một dung dịch rượu kali, nó cho acid piperic và một alcaloid bốch ơi lỏng, chất piperidin.

Acid piperic đun với KMnO4 cho piperonal dùng trong nước hoa.

Ngoài piperin còn có 2 alcaloid khác: chavicin và piperetin

Muốn định lượng piperin trong hạt tiêu có 2 cách:

+ Trộn 10 gam hạt Hồ tiêu với 20 gam vôi tôi rồi thêm nước vào cho lỏng. Đun sôi 15 phút. Sấy ở 100oC rồi lấy kiệt bằng ete. Bốc hơi dung dịch ete, sấy khô và cân.

+ Dùng rượu 95o, đun sôi với Hồ tiêu. Cất. Loại nhựa trong cặn còn lại bằng cách lắc với dung dịch KOH. Rửa cặn còn lại bằng nước; hòa tan trong rượu 95o, đun sôi; loại màu bằng than xương. Để nguội, thêm nước và để piperin lắng.

Hồ tiêu đen trung bình có 11% nước, cho 14% cao khô, 38% xeluloza (xeluloza nói đây là phần còn lại bị H2SO4 loãng nóng phá hủy), 5% tro.

Hồ tiêu trắng cso 13% nước, cho 11% cao rượu, 25% xeluloza và 1,5% tro.

Tác dụng sinh lý

Hồ tiêu là một vị thuốc có tác dụng kích thích, làm nóng và đỏ da ở trong. Liều cao có thể gây sốt, viêm dạ dày, niệu đạo, có khi gây huyết niệu. Hô tiêu còn có tính chất sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi.

Liều nhỏ: bổ và giúp sự tiêu hóa. Nó tăng dịch vị và dịch tụy.

Mùi Hồ tiêu đuổi các sâu bọ cho nên dùng để bảo vệ quần áo len.

Công dụng và liều dùng

Thuốc kích thích tiêu hóa với liều 0,05 – 2 gam bột hoặc vài giọt cồn Hồ tiêu 1/5 một ngày. Viên thuốc sau đây được dùng ở Ấn Độ với tên Tanjore pills, có nơi còn gọ là Pillules asitiques: Acid asenio 0,5g, Hồ tiêu 5g, Gôm arabic 1g. Nước cất vừa đủ để làm thành 100 viên; mỗi viên có 0,005 acid asenio và 0,5g Hồ tiêu.

Viên này được dùng làm thuốc bổ, kích thích sự tiêu hóa. Ở Ấn Độ dùng để phòng các giống vật có nọc độc cắn.

Hồ tiêu còn dùng để bảo quản quần áo len khỏi nhật, dán; làm đồ gia vị rất phổ biến trong nhiều món ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

lovemama.vn

    ĐẶT MUA SẢN PHẨM

    Giao hàng toàn quốc (Tận nơi - Giá tốt)

    Bỏ trống ô số lượng nếu bạn cần tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được thông tin

    096 419 6541