Binh lang
BINH LANG
DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN PYRIDIN
Tên khoa học: Areca – Semen Arecae
Còn gọi là Tân lang, Binh lang, Đinh lang, là nhân khô của quả cây cau: Areca catechu Linn. Thuộc họ dừa (Palmae)
Chú thích về tên: Tân = khách, lang = chàng. Khi có khách đem trầu cau ra mời nên gọi là Tân Lang
Mô tả cây Cau
- Cây cau thân cao chừng 15 – 20 mét, thẳng, toàn thân không có lá; chỉ ở đỉnh mới có một chùng lá to, rộng, sẻ lông chim.
- Hoa cau rất thơm, mọc thành chùm.
- Quả hình trứng và to gần bằng quả trứng gà, màu xanh rồi ngả vàng cam. Quả bì có sơ và chứa một hạt.
Bộ phận dùng
Hạt cau. Hạt cứng và nặng, hình trứng hơi rộng dưới, mặt dưới hơi phẳng và lõm giữa. Đường kính chừng 1,5 – 2 cm, dài, rộng.
Mặt ngoài trông rõ hình dạng màu nâu đỏ.
Vỏ mỏng ăn sâu vào phôi nhũ (anbumen). Khi vi phẫu, sẽ thấy phôi nhũ tách khỏi lớp vỏ.
Phôi rất nhỏ.
Hạt mùi hăng. Vị chát và hơi đắng (theo Vasicky thì phôi nhũ chính ra chỉ là nội phôi nhũ chứa các hạt aloron 20 – 30 µm và các ancaloit có tác dụng, tỷ lệ 0,3% – 0,6%)
Vi phẫu hạt cau:
- Vỏ hạt gồm nhiều lớp tế bào thành dày, trong có chất màu nâu; bên cạnh cũng còn có những tế bào thành mỏng.
- Ngoại phôi nhũ gồm những tế bào to, thành hơi dày, trong có những chát màu đen nâu (tanin)
- Tổ chức thâm nhập: là phần mà lớp vỏ hạt vat ngoại phôi nhũ thâm nhập vào nội phôi nhũ một cách vô tổ chức; ở đây tế bào vỏ hạt hơi nhỏ hơn, gần lớp vỏ hạt phía ngoài có những sợi nhung thành mỏng; tế bào ngoại phôi nhũ cũng không có hình dạng nhất định. Tổ chức thâm nhập này cũng chứa những chất đen nâu.
- Nội phôi nhũ gồm những tế bào nhiều cạnh, màu trắng, thành dày, trong có những giọt dầu và hạt aloron.
Bột hạt cau: màu hồng nâu đến sám nâu vị chát và hơi đắng cới những đặc điểm sau đây:
- Tế bào cương mô của vỏ hạt hình dáng không nhất định, thành tế bào không dày lắm
- Những mảnh nội phôi nhũ: hình dáng tế bào không đều, thành hơi dày.
- Hạt aloron, kích thước 5 – 40 µm, troogn tựa hồ như tinh thể, một ít giọt dầu, một ích mạch
- Không có tinh bột.
Lấy khoảng 0,50 gam bột, thêm 4 – 5 ml nước có giọt acid sunfuric 5%; đun nóng vài phút. Lọc. Nhỏ một giọt lên kính và thêm 1 giọt thuốc thử Draggendorf. Sẽ thấy tủa, để ít lâu có thể xuất hiện tinh thể hình cầu hay 4 cạnh; phản ứng arecolin.
Phân bố
Mọc tự nhiên và được trồng ở khắp Việt Nam, Xây-lăng, Đông Ấn Độ, Mã Lai, Philipin
Thành phần hóa học
15% tanin, 14% chất mỡ gòm: myristin 1/5, olein ¼, laurin ½.
Các chất đường: sacaroza, mannan, galactan.
Các muối vô cơ: 2%.
Các alcaloid: arecolin C8H13NO2 0,1 – 0,5 %, arecaidin (arecain) C7H11NO2, guvacin C6H9NO2, guvacolin C7H11NO2, isoguvacin, arecolidin và cholin.
Dược điển Trung Quốc quy định hạt cau phải chứa ít nhất 0,25% ancaloir toàn phần tính theo arecolin.
Chất chính là arecolin hay metylarecaidin (C8H13NO2) hoạt chất của hạt. Tỷ lệ trong hạt chừng 0,50% (theo Lebeau courtois 0,03 – 0,3%). Đây là một chất dầu, không màu, không mùi, rất iềm, sôi ở 2200C, cho muối kết tinh với các acid.
Tan trong nước, rượu và ete.
Công thức đã được biết rõ ràng nhờ Wohl và Johnson đã thực hiện tổng hợp được. Tất cả các ancaloid đó đều là thuộc chất của acid nicotinic.
Đun sôi với acid HCl, arecolin cho arecaidin và clorua metyl:
Ta có thể đi từ arecaidin twof về arecolin. Chất arecaidin có thể tổng hợp từ trigonellin hay từ acid nicotinic.
Ta còn có thể chế từ acrolein để có β-picolin rồi acid nicotinic.
Guvacin C6H9O2N là acid hydronicotinic.
Guvacolin C7H11O2N là este metylic của guvacin. Trong tất cả các alcaloid trên thì arecolin và guvacolin lỏng, còn các chất khác đều có tin thể, độ chảy từ 105o đến 293o – 2950C.
Tác dụng sinh lý
Theo nghiên cứu mới đây của Phùng Lan Châu
- Nước sắc hạt cau có tác dụng làm tê liệt sán bò và sán lợn nhưng chỉ mạng đối với đầu con sán và những đốt chưa thành thuộc của con sán nghĩa là những khúc liền với đầu con sán.
- Hạt bí ngô cũng có tác dụng làm tê liệu sán bò và sán lợn nhưng chủ yếu đối với khúc giữa và khúc đuôi con sán. Do đó, Phùng Lan Châu có ý kiến phối hợp hai vị hạt cau và bí ngô trong cùng một đơn thuốc sán. Kết quả rất tốt.
- Trong hạt cau có nhiều chất tanin, cho nên khó uống và gây một giai đoạn kích thích nên cần loại bớt đi bằng dung dịch gelatin.
Tác dụng của arecolin gần giống pelletierin, pilocapin và muscarin
- Gây chảy nước bọt rất nhiều, tăng tiết dịch vị, dịch tràng, làm cho co đồng tử. Dung dịch 1% làm co đồng tử sau khi nhỏ từ 3 – 5 phút. Sau co đồng tử kéo dài từ nửa giờ đến 2 giờ; thuốc giun rất tốt với liều 1 mg.
- Khi tới liều độc, người ta nhận thấy các biesn chứng nặng, ngất do tim ngừng đập. Cho nên, nên phối hợp hạt cau hay arecolin (bromhydrat) với cafein.
Công dụng và liều dùng
- Chữa sán phối hợp với hạt bí ngô
- Phối hợp với lá trầu không, vôi, vỏ rễ trong miếng trầu.
- Bột hạt cau tươi dùng làm thuốc chữa giun cho chó với liều 4 gam (thường nên dùng tươi)
- Làm thuốc kiện vị, chữa viêm ruột, xích lỵ, dùng hạt cau khô mỗi lần 0,5 – 4 gam.
- Phối hợp với vị Trường sơn để chữa sốt rét trong đơn Trường sơn triệt ngược.
- Chữa trẻ con chốc đầu: Mài Tân lang thành bột phơi khool hòa với dầu mà bôi.
Chú thích: Vỏ quả cau chín (gồm lớp vỏ ngoài và vỏ giữa) dược dùng trong Đông y với tên Đại phúc bì Pericar pium Arecae. Trong vỏ quả cau có chứa một ít các alcaloid có trong hạt cau. Đông y dùng Đại phúc bì chữa bệnh bụng bị báng nước, chân phù, tiểu tiện khó khăn. Liều dùng: ngày uống 6 – 12 gam dưới dạng thuốc sắc.