Hoàng nàn
HOÀNG NÀN
DƯỢC LIỆU CHỨA ANCALOIT CÓ NHÂN INDOL
Tên khoa học: Cortex Strychni gauthieri
Hoàng nàn còn gọi là Vỏ dãn, Vỏ dãn là vỏ phơi khô của cây Hoàng nàn Strychnos gauthierana Pierre thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae)
Mô tả cây
Cây Hoàng nàn là một loại dây leo nhỏ, cành gầy, nhẵn, có tua cuốn. Lá mọc đối, có hai gân phụ rõ. Hoa nhỏ, không cuống, dài 12 – 15mm; quả là một quả mọng có đường kính 4 – 5cm, hạt hình đĩa dày khoảng 18mm, đường kính 22 mm.
Cây Hoàng nàn mọc ở miền Bắc Việt Nam (Hà Tây vùng Ba Vì, Lai Châu) và miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An).
Tên Strychnos gauthierana là do cây này được cố đạo Gauthier khi ấy ở miền Bắc gửi về Pháp để nhờ xác định đầu tiên vào năm 1874.
Bộ phận dùng
Vỏ cây.
Cỏ thường thành từng đoạn 4 – 5cm, cuốn vòng, đường kính 1 – 3 cm, dày 1,5 – 2 cm. Mặt ngoài có nốt sần màu xám đen hay đỏ nâu, có nốt sần to, mặt trong xám nâu nhạt có vết kẻ dọc, vết bẻ nhẵn, trông rõ hai lớp.
Khi tác dụng với HNO3, mặt trong cho màu đỏ máu, mặt ngoài màu lục đen.
Vị rất đắng.
Vi phẫu vỏ
- Sube rất phát triển (nếu chưa cạo bớt đi) gồm 20 – 25 lớp tế bào.
- Mô vỏ mỏng: phía ngoài có các tế bào 6 cạnh, thành mỏng; rải rác có một số tế bào cương mô, thành dày; rồi đến môt vòng cương mô gồm 7 – 8 hàng tế bào dày, trong mỗi tế bào có một tinh thể canxi oxalat, sau đến một vài đám tế bào cương mô thành dày.
- Libe nhọn vơi tia ruột rộng. Trong libe không có sợi, không có tế bào cương mô.
- Trong mô vỏ, tia ruột, libe, tế bào cương mô đều rải rác rất nhiều tinh thể canxi oxalat hình lăng trụ, ở mô vỏ còn có tinh bột đường kính 3µm.
Thành phần hóa học
Trong vỏ Hoàng nàn có strycnin và bruxin
Tài liệu chưa thống nhất, có tác giả nói tỉ lệ ancaloit toàn phần lên tới 5,23% tỏng đó có 2,43% strycnin và 2,81% bruxin, nhưng có tác giả cho rằng chỉ có 0,17 – 0,22% bruxin và rất ít strycnin.
Theo định lượng của phòng dược liệu đại học Y Dược Hà Nội, tỉ lệ ancaloit toàn phần là 2,5 – 3% trong đó có 1,5% strycnin và bruxin
Công dụng
Hoàng nàn là một vị thuốc độc, được nhân dân ta dùng chế thuốc chữa bệnh chó dại, hủi, ghẻ, tê thấp, …
Dùng dưới hình thức ngâm rượu (tán bột ngâm với rượu 35 – 400) bôi lên các vết loét hay mụn ghẻ.
Một vài vùng miền Trung bộ dùng làm thuốc cường dương, kích thích sinh dục của phụ nữ.
Tây y dùng làm thuốc kích thích dây thần kinh yếu do khả năng phản xạ của não tủy bị ảnh hưởng. Theo H. Leclerc, hình như tác dụng mạng nhất đối với cơ trơn của ống tiêu hóa và cơ của bộ phận sinh dục
Liều dùng
Cồn thuốc ngày uống 10 – 20 giọt.