Cây lá ngón
CÂY LÁ NGÓN
DƯỢC LIỆU CHỨA ANCALOIT CÓ NHÂN INDOL
Tên khác: Cao ngón, Hồ mạn chường, Đoạn trường thảo.
Tên latin: Gelsemium elegans Benth – Medicia elegans Gardn – Leptopteris sumatrana Blum.
Họ: Mã tiền (Loganiaceae)
Mô tả
Cây Lá ngón là một thứ dây leo, lá nhỏ, dài chừng 4 – 6cm, rộng 2 – 3cm, màu xanh lục.
Hoa màu vàng mọc từ kẽ lá; nở vào tháng 6 – 8. Theo Crevost và Petelot, hoa màu trắng, nhưng theo người và bản thân tác giả được xem tại chỗ ở Lạng Sơn thì hoa màu vàng.
Địa lý
Mọc hoang ở Việt Nam: Hòa Bình, Sa pa (Lào Cai), Yên Bái, Nghĩa Lộ, Cao Bằng, trên núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Mùa hoa nở: 10 – 12, có nơi tháng 3 – 4.
Trung Quốc: Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên.
Bộ phận dùng
- Rễ: mặt ngoài màu nâu, có vết dọc, gỗ màu vàng.
- Lá: Nhân dân Việt Nam thường dùng lá, Trung Quốc dùng rễ; nhưng thường chỉ dùng với mục đích đầu độc hoặc bôi ngoài.
Thành phần hóa học
Ford và W. E. Gros ở Hương Cảng đã nghiên cứu lấy ra từ rễ cây lá ngọn một ancaloit rất độc và có tính chất gần như strycnin và đặt tên là gelsemin.
Chou (T.Q) đã lấy ra từ lá, thân và rễ ra 4 ancaloit và đặt tên là koumin, kouminidin, kouminin, kouminixin.
Theo Chou, koumin khác gelsemin vì đối với H2SO4, koumin cho màu đỏ cam đến đỏ máu, còn gelsemin hòa tan không cho màu; koumin còn kahcs gelsemin vì koumin tả tuyền, gelsemin hữu tuyền.
Nhưng cả koumin và gelsemin đều cho màu với H2SO4 và bicromat kali nhưng koumin cho màu tím, gelsemin cho màu lục sẫm.
Franck Guichard (1938) đã lấy ra được từ cây Là ngón của Việt Nam chất koumin, có những tính chất và phản ứng kể trên.
Theo Boit, trong lá ngón có: Sempervirin, Gelsemin, Kounidin, Koumin.
Công dụng
Ở Trung Quốc và Việt Nam đều cho rằng cây này rất độc.
Tóm lại theo nhân dân cây lá ngón là một cây rất độc; cần nghiên cứu thành phần và tác dụng sinh lý.