Enter your keyword

Cựa lõa mạch

Cựa lõa mạch

Cựa lõa mạch

Cựa lõa mạch

DƯỢC LIỆU CHỨA ANCALOIT CÓ NHÂN INDOL

Cựa lõa mạch

Secale cornutum

Tên khác: Là hạch của nấm Claviceps purpurea Tul họ Ascomycete pyrenomycete

Mô tả

Cựa lõa mạch là một hạch nấm rơi xuống đất vào cuối mùa hạ, qua mùa đông; sang đến mùa xuân ngoài mặt sẽ mọc ra những vật nhỏ hình cầu, có cuống nhỏ gọ là cơ chất đựng nhiều tử nang xác hình chai đựng các nang. Mỗi nang có 8 nang bào tử hình sợi. Nang bào tử rơi vào hoa lõa mạch tạo thành những sợi mọc trong bầu. Vài sợ sinh ra từng chuỗi đính vào tử do côn trùng gieo rắc sang hoa khác. Về sau những sợi đó tụ họp lại thành một khối, ở đấy khối đó, hạnh nấm sẽ được tạo thành.

Địa lý và trồng hái

Người ta hái các Cựa lõa mạch mọc hoang ở Liên Xô, Tây Ban Nha. Ngoài ra ở Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Bồ Đào Nha cũng có mọc hoang.

Nhưng để giải quyết nhu cầu, người ta đã phải đặt vấn đề trồng: hạch nấm được cấy trên thạch có nhiều gluxit. Các bào tử sẽ được lấy và tiêm vào những bông lõa mạch non. Các đính bào tử sinh trên những bông đó sẽ truyền bệnh đi.

Nhưng để tránh bệnh truyền quá rộng, người ta chọn giống lõa mạch ra hoa muộn.

Bộ phận dùng

Hạch nấm.

Hạch nấm là một khối nhỏ dài 2 – 3cm; đường kính 3 – 4mm. Hai đầu thuôn, mình hơi cong. Mặt ngoài đen tím, có khía dọc và đôi khi nứt ngang. Cứng và đán hồi. Chỗ bẻ trông chắc. Mùi đặc biệt khó ngửi, càng để lâu càng khó ngửi, vị buồn nôn và hơi đắng.

Vi phẫu.

Một lớp tế bào nhỏ, dẹt, bao quanh một tổ chức giả gồm các tế bào tròn không đều, có thành màu tím; vào phía giữa, các tế bào dài hơn.

Khi căt dọc, ta thấy tế bào xếp thành hàng không có tinh bột có các hạt chất protein và nhiều giọt dầu. Muốn nhìn rõ các phần khác, cần loại hạt dầu đi bằng ete.

Bột màu xám đen, gồm các tế bào không đều, nhỏ, trong hay dài ép chặt với nhau.

Những mảng lớp tế bào phía ngoài có màu nâu tím.

Nhiều hạt dầu, không có tinh thể, không có tinh bột, không có bao tử.

Với KOH sẽ cho mùi khắm và màu đỏ nhạt.

Thành phần hóa học

Cựa lõa mạch được nghiên cứu từ hơn một thế kỷ nay và vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu.

Thành phần hóa học rất phức tạp; nó thay đổi tùy theo nguồn gốc, cách phơi sấy, cách pha chế. Vì các chất, nhất là ancaloit có trong cựa lõa mạch rất dễ đồng phân hóa.

Thành phần hóa học của cựa lõa mạch có thể tóm tắt như sau:

  • Các chất vô cơ chủ yếu photphat, canxi, magie và kali. Các chất này đóng một vai trò trong tác dụng sinh lý do sự có mặt của kali.
  • Gluxit: Glucoza, trehaloza kèm theo một gluxit đặc biệt: clavicepsin khi cho hai glucoza và một mannit. Không có tinh bột.
  • Chất béo (chất béo và sterol) chừng 33% khối lượng toàn bộ. Do chất béo này, Cựa lõa mạch rất dễ bị hỏng.
  • Các chất màu gồm 3 thứ:

+ Một chất màu tím: scleroerythrin tập trung trong lớp vỏ ngoài của Cựa lõa mạch, dưới dạng muối canxi và magie.

+ Hai chất màu vàng: ecgochrysin, ecgoflavin.

  • Các hoạt chất gồm 2 loại:

+ Những ancaloit đặc hiệu của Cựa lõa mạch.

+ Những base amin không riêng gì cựa lõa mạch mới có.

Tác dụng sinh lý

Tất cả các ancaloit của Cựa lõa mạch đều tác dụng lên cơ trơn của các mạch, của phế quản, của bàng quang, và nhất của tử cung.

Sự kích thích này không những đối với tử cung bình thường, mà còn rất rõ đối với tử cung có thai.

Cựa lõa mạch có thể gây sự co bóp, nhưng nếu sự co bóp đã có sẵn, thì nó kéo dài, tăng sức mạnh, có thể lamg mất giai đoạn nghỉ bình thường trong sự co bóp tự nhiên mà gây hiện tượng co giật.

Tác dụng co mạch là do tác dụng đối với cơ trơn của mạch: do đó, cựa lõa mạch có tác dụng cầm máu.

Ecgotamin, ecgotinin, ecgotaminin và ecgotoxin không tan trong nước, có tác dụng khác nhau. Ecgotamin và ecgotinin tác dụng mạng gấp 300 lần ecgotaminin và ecgotoxin.

+ Nó gây liệt giao cảm, ngược lại với tác dụng của adrenalin.

+ Nó có tác dụng giục để như đã nói ở trên. Ngoài ra còn làm cho nào con gà trống bị xanh tím và bị thối do tác dụng co mạch.

Tác dụng co mạch gây tăng huyết áp.

Các ancaloit tan trong nước như ecgobasin, ecgobasinin cũng có tác dụng giục đẻ mạnh, nhưng không có tác dụng làm liệt giao cảm nên rất tốt để dùng trong khoa sản.

Các base amin như tyramin có tác dụng như adrenalin nhưng yếu hơn 25 lần, là một vị thuốc cầm máu và co mạch rất tốt.

Histamin tiêm dưới da với liều 0,01g làm co cơ trơn của tử cung và kích thích sự bài tiết dịch vị và dịch tràng.

Acetylcholin và cholin có tác dụng hạ huyết áp.

Tóm lại, tác dụng chủ yếu trên mạch và tử cung là do các ancaloit. Những base amin chỉ có tác dụng hiệp đồng và do một cơ chế khác hẳn cơ chế của ancaloit. Tuy nheien, chất tyramin tác dụng trên giao cảm và co mạch giần giống adrenalin và các ancaloit.

Công dụng và liều dùng

  • Bột Cựa lõa mạch. Thuốc độc bảng A. Thường chỉ dùng trong trường hợp băng huyết do đờ tử cung sau khi đẻ, các trường hợp băng huyết nói chung, khái huyết nguồn gốc phế quản.

Liều dùng 0,50 – 3g một ngày chia làm nhiều lần uống mỗi lần 0,50g. Liều tối đa một lần: 1g; 24 giờ: 5g.

  • Cao mềm. Thuốc độc bảng A. Chỉ dùng để uống. Mỗi gam cao mềm có 1 miligam ecgotoxin. Tác dụng nhanh (15 – 30 phút) nhưng ngắn (trong nửa giờ). Người lớn: 1 – 3g dưới dạng viên hay potio.
  • Cao lỏng. Thuốc độc bảng A. Chế bằng nước có acid tactric, bảo quản bằng acid salixylic. Thường dùng uống, nhưng có thẻ dùng tiêm dưới da. Tác dụng mau và không bền. Liều lượng thường dùng: 0,5 – 1,5g. Liều tối đa 1 lần: 1g; 24h: 5g.
  • Ecgotinin tinh thể: Thuốc độc bảng A.
  • Thuốc độc bảng A. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 đến 15 giọt dung dịch 0,1%.
  • Thuốc độc. Dùng dưới dạng muối tactrat hay maleat.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

lovemama.vn

    ĐẶT MUA SẢN PHẨM

    Giao hàng toàn quốc (Tận nơi - Giá tốt)

    Bỏ trống ô số lượng nếu bạn cần tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được thông tin

    096 419 6541