Enter your keyword

Ba gạc

Ba gạc

Ba gạc

DƯỢC LIỆU CHỨA ANCALOIT CÓ NHÂN INDOL

Radix Rauwolfiae

Dược liệu Ba gạc. Bộ phận dùng: Rễ cây Ba gạc

Ba gạc – Radix Rauwolfiae – là rễ phơi hay sấy khô của cây Ba gạc Việt Nam Rauwolfia verticillata (Lour.) Baill hay cây Ba gạc Ấn Độ Rauwolfia serpentina Benth. Hoặc một loài Rauwolfia khác có tỉ lệ ancaloit toàn phần ít nhất trên 1,5%. Tất cả những cây Ba gạc đều thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae)

Mô tả

  • Ba gạc Việt Nam – Rauwolfia verticillata (Lour.) Baill còn có tên San tô (Sapa), Lạc tooc (Cao Bằng), La phu mộc – La phu đằng (Trung Quốc). San tô có nghĩa là Ba nhánh vì cây khi phân nhánh đều chia ba; lạc tooc có nghĩa là một rễ vì có một rễ to hình trụ. La phu mộc là tên phiên âm Trung Quốc chữ Râu-von-phia
  • Trước đây ở nước ta cũng như Trung Quốc nhân dân không ái chú ý tới cây này, thường chỉ dùng làm củi hay làm thuốc chữa sốt, nhức đầu, chóng mặt. Trung Quốc nghiên cứu trước thấy có tác dụng hạ huyết áp và bắt đầu khai thác ở trong nước và đặt mua ở ta. Hàng năm, chỉ riêng tỉnh Lào Cai cũng tới 50 tấn rễ một năm. Từ năm 1959, bộ môn dược liệu phát hiện và xác định và từ đó trở tành nguồn lợi mới về kinh tế và chữa bệnh của ta.
  • Cây Ba gạc Việt Nam cao chừng 1 – 1,5m; có thể cao tới 3 – 4m. Thân nhẵn trên mặt thân và cành có những lỗ sần nhỏ của bì khổng. Lá mọc đối nhưng thường mọc vòng 3 lá, đôi khi 4 – 5 là. Mặt lá bóng nhẵn, mép lá nguyên, dài 4 – 15cm, rộng 2 – 5cm, hình lưỡi mác, hai đầu nhọn, khi bấm có nhựa mủ trắng.
  • Hoa hình ống, màu trắng, nở vào tháng 4 – 8; quả từ 5 – 10 – 11. Hình trứng dài hay hơi hình thoi, hai đầu nhọn, khi chín có màu đỏ tươi.
  • Cây Ba gạc Ấn Độ – Rauwolfia serpentina Thấp hơn cây trên, lá cũng mọc vòng 3 lá một, nhưng kích thước lá thường nhỏ hơn, màu xanh vàng, hoa cũng hình ống nhưng màu đỏ tím, tràng có phần nhỏ màu trắng, quả nhỏ hơn, khi chín có màu tím đen.

Cây Ba gạc Ấn Độ. Tên khác: Ba gạc Cu Ba

Địa lý thu hái và chế biến

Cây Ba gạc Việt Nam mọc hoang tại nhiều tỉnh miền núi ở nước ta, nhiều nhất là Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. Các tỉnh khác chưa điều tra hết nhưng chắc chắn là có. Cây ưa những nơi có ánh sáng vừa phải. Có thể trồng bằng hạt hay bằng dâm cành. Khi khai tác rễ chú ý cắt cành thành từng đoạn dài 25 – 30cm, vùi lại vào nơi đào cây.

Cho đến nay, cây Ba gạc Ấn Độ chưa phát hiện thấy mọc hoang ở Việt Nam. Có mọc hoang ở Lào; tại nước ta vào năm 1958, chúng tôi thí nghiệm di thực được từ một số hạt giống lấy ở cây trồng trong nhà kính của Viện nghiên cứu cây thuốc và cây có tinh dầu Liên Xô (Vilar). Từ đó phát triển lên và phân phát giống đi các vườn của ta hiện nay. Cũng có thể trồng bằn cành hay bằng hạt.

Tùy theo mùa, hạt gieo mọc sau 20 ngày hoặc có khi sau 2 – 3 tháng.

Nếu trồng bằng thân hay bằng rễ, vào mùa xuân thì chỉ sau 4 – 5 tháng cây đã có hoa kết quả. Trồng càng lâu năm rễ càng to nhưng người ta tính rằng sau hai năm bắt đầu thu hoạch thì kinh tế hơn.

Rễ đào về rửa sạch đất, phơi hay sấy khô. Thường đào vào thu đông. Rễ ba gạc hình trụ, có khi hơi cong, dài chừng 5 – 15cm, dài nhất khoảng 40 cm, đườn kính chừng 2 cm, mặt ngoài màu vàng sám nahtj hay hơi nâu, hơi có vân dọc và ngang; vỏ mỏng, có khi bị tróc ra đẻ lộ gỗ màu vàng nhạt. Nên chú ý là hoạt chất nằm chủ yeus trong phàn vỏ cho nên chú ý bảo quản đừng đê vỏ tróc. Rễ cứng, khó bẻ, vết bẻ trông không có xơ, không có mùi, vị rất đắng.

Vi phẫu rễ từ ngoài vào trong có những đặc điểm:

  • Sube gồm hơn 10 lớp tế bào hình chữ nhật.
  • Mô vỏ với những tế bào thành mỏng: ở phía gần sube, các tế bào đều nhau, ở gần libe các tế bào không đều nhau. Trong các tế bào có các hạt tinh bột hoặc riêng lẻ, hoặc tụ thành từng 2 hay 3 hạt hay nhiều hơn, đường kính 3 – 15µm. Tinh thể canxi oxalat hình lập phương, hình cầu gai hoặc nhiều cạnh. Rải rác có khi có các tế bào cương mô và tế bào nhựa mủ.
  • Libe phân cách nhau bởi các tia ruột gồm từ 1 đến 3 hàng tế bào (đa số là một hàng tế bào)
  • Sinh tầng gồm 1 – 2 hàng tế bào.
  • Gỗ gồm những mạch gỗ và rải rác có các sợi gỗ và những tế bào nhựa mủ.

Bột rễ ba gạc màu vàng sám nhạt, vị đắng, với những đặc điểm sau đây:

  • Tinh thể canxi oxalat hình lập phương hay nhiều cạnh.
  • Mảnh sube
  • Tinh bột đứng riêng hay tụ thành 2 hoặc 3 hạt
  • Sợ gỗ
  • Mảnh nhu mô mang tinh bột

Thành phần hóa học

Trong rễ Ba gạc Ấn Độ có chừng 28 ancaloit khác nhau. Toàn bộ chừng 0,5 – 2%. Căn cứ trên tính chất hóa học, có thể phân biệt thành 2 loại:

  • Ancaloit có màu vàng, kiềm tính rất mạnh như secpentin, có nito bậc 4.
  • Ancaloit có màu vàng kiềm tính nhẹ, như ajmalin, resecpin tính chất kiềm rất nhẹ. Resecpin có thể coi như một ancaloit quan trọng nhất và là đại biểu tác dụng của rễ Ba gạc.

Tỉ lệ resecpin trong rễ có chừng 0,04 – 0,095%

  • Trong rễ Ba gạc Việt Nam, các tác giả Trung Quốc như Triệu Thừa Hà đã lấy ra các ancaloit trong đó chủ yếu là chất Rauwolfia A, có tinh thể, hình chữ nhật, độ chảy 278oC, năm suất quay cực 4o Tỉ lệ ancaloit toàn phần trong rễ là 0,9 – 2,12%, trong lá là 0,72 – 1,69%.

Tác dụng dược lý

Năm 1960, bộ môn dược lý và bộ môn sinh lý trường Đại học y dược đã nghiên cứu tác dụng dược lý của cao lỏng Ba gạc do Bộ môn dược liệu chế từ rễ Ba gạc Việt Nam đã đi tới kết luận:

  • Tác dụng của Ba gạc Việt Nam và Ấn Độ giống nhau, chủ yếu làm giảm huyết áp do nguồn gốc trung ương chứu không phải do mạch ngoại biên.
  • Làm tim đập chậm
  • Có tác dụng an thần và gây ngủ

Công dụng và liều dùng

Ba gạc được dùng làm nguyên liệu chế cao lỏng Ba gạc chữa cao huyết áp và làm an thần; còn dùng chế duois dạng ancaloit toàn phần dùng chế thuốc viên (Rauwiloit) hoặc làm nguyên liệu chiết xuất ancaloit của Ba gạc như resecpin, secpentin.

Cao ba gạc (Rauticil): 1 gam cao = 1 gam vỏ rễ chứa một phần trăm ancaloit toàn phần dùng với liều trung bình 30 giọt một ngày. Có thể tăng lên tới 45 – 60 giọt. Thời gian điều trị có thể kéo dài nhưng thường dùng 10 – 15 ngày lại phải nghỉ một thời gian.

Rauwiloit: ancaloit toàn phần của rễ Ba gạc Việt nam hay Ấn Độ: Ngày uống đến 3 lần, mỗi lần uống 2mg.

Resecpin thường chế thành viên 0,1mg hoặc 0,23 mg. Thường thường hco uống mỗi lần 01 viên 0,1 mg; ngày uống 2 lần (0,2 mg) vào sau bữa ăn. Liều này còn thay đổi tùy theo tình trạng của bệnh và sự chỉ định của thầy thuốc. Liều tối đa một lần 01 mg, tối đa trong 24 giờ là 5mg.

Chú thích:

Tên Ba gạc hay Ba chạc còn dùng tại một vài vùng đẻ chỉ cây Ba gạc tắm ghẻ có thên khoa học là Evodia lepta Merr. Hay Evodia triphylla thuộc họ Cam quýt (Rutaceae)

Cây Ba chạc này khác cây Ba gạc chữa cao huyết áp ở chỗ lá vò có mùi thơm và không có ống nhựa mủ; Ba gạc chữa cao huyết áp có lá nguyên, đơn, còn Ba chạc tắm gẻ có lá kép gồm ba lá chét. Quả nhỏ có mùi thơm.

Nhân dân thường dùng lá cây này nấu nước tắm ghẻ.

Chú ý tránh nhầm lẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

lovemama.vn

    ĐẶT MUA SẢN PHẨM

    Giao hàng toàn quốc (Tận nơi - Giá tốt)

    Bỏ trống ô số lượng nếu bạn cần tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được thông tin

    096 419 6541