Enter your keyword

Cà độc dược

Cà độc dược

Cà độc dược

CÀ ĐỘC DƯỢC

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN TROPAN

Folium Daturae metilis

Tên khác: Mạn sà la hoa – Bạch mạn đà la (Trung Quốc)

Tên latin: Datura metel Lour – forma albaforma violacea

Họ: Cà (Solanaceae)

Chú thích về tên: Mạn sà la hoa do Trung Quốc phiên âm tên chữ phạn (Ấn Độ) có nghĩa là màu sắc sặc sỡ.

Cây Cà độc dược

Mô tả

Cà độc dược là một cây nhỏ, sống hàng năm, không có lông, nhiều cành, cao chừng 1 – 1,5 m, có khi hơn; thân trông bóng nhẵn, màu trắng nhờ nhờ, phía trên màu xanh nhạt, những cành non ngắn màu tim tím (hơi tía)

Lá đơn sinh, chỏm nhọn hay hơi nhọn. Mép lá nguyên hoặc lượn sóng, có khi mỗi bên dìa có 3 – 4 răng cưa.

Hoa đơn mọc ở kẽ lá, đài thành ống phía trên chia làm 5 thùy, khi hoa héo, một phần còn lại trưởng thành với quá giống hình cái mâm. Tràng hoa hình phễu dài 14 – 17 cm, đường kính loe rộng tới 6 – 8 cm.

Quả hình cầu, mặt ngoài có gai, đường kính chừng 3 cm, khi non có màu xanh, khi chín có màu nâu.

Cây cà độc dược ở Việt Nam có thứ cành tím, hoa tím (forma violaceae); có thứ cành tím hoa trắng, có thứ cành trắng hoa trắng (forma alba).

Địa lý, phân bố

Mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam, Campuchia, Lào. Thường gặp ở những nơi bỏ hoang, đất cát, hơi ẩm. Có khi được trồng làm cảnh vì hoa trắng đẹp, thơm, nhưng nguy hiểm vì độc. Trong thời gian kháng chiến, do nhu cầu, viện khảo cứu và chế tạo dược phẩm Cục Quân y có tổ chức trồng trên một diện tích nhỏ.

Trồn bằng hạt. Phải bón và hái như trồng bón và hái Atropa belladona.

Lá hái vào thanh 4 – 5 – 6; có thể hái hết tháng 9 – 10.

Các nơi khác: Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai.

Bộ phận dùng

Lá phơi khô: Folium Daturae metilis

Hoa phơi khô: Flos Daturae metilis

Hạt phơi khô: Semen Daturae metilis

Hay dùng nhất là lá

Lá có hai bên phía dưới phiến không đều nhau, bên cao bên thấp. Mép lá hơi lượn sóng, dài từ 9 – 16 cm, rộng 4 – 9 cm. Màu phía trên xanh xám, có lông che chở mềm; phía dưới ít lông hơn.

Gân tim ở phía cuống, nhạt dần ở phía đầu lá.

  • Giải phẫu lá:

Biểu bì trên và dưới đều mang hai loại lông: Lông che chở đa bào, sù sì có điểm gai lên. Lông bài tiết đa tế bào, đầu phinh ra gồm một hay nhiều tế bào, chân đơn tế bào.

Dưới mô dạu (gồm hai hàng tế bào) là một hàng tế bào mang tinh thể oxalat canxi hình cầu gai, hình phiến.

Rải rác trong nhục diệp và nhục gân lá rất nhiều tế bào có tinh thể canxi oxalat hình phiến, hình cầu gai.

Phần gân lá có lớp hậu mô ở mặt trên và mặt dưới; libe xếp thành bó tròn, không đều bao quanh các bó gỗ. Gỗ xếp ở giữa vòng libe, không đều. Giữa libe và vỗ là nhu mô.

  • Bộ lá Cà độc dược:

Màu xanh lục tối, mùi đặc biệt, vị hơi đắng, với những đặc điểm sau đây: Lông che chở sù sì trông như có những hạt cát ở mặt lông; lông bài tiết đầu nhiều tế bào, chân có một tế bào; mảnh phiến lá có khi có kèm những tế bào có thanh thể canxi oxalat hình cầu gai hay dạng cát; tinh thể oxalat canxi hình cầu gai hay dạng cát. Tinh thể oxalat canxi hình cầu gai, dạnh cát hay tinh thể.

Quả Cà độc dược

Thành phần hóa học

  • Thành phần chủ yếu trong lá Cà độc dược là hyoscin 0,24%, ngoài ra có một ít hyoscyamin và atropin. Hyoscin hay scopolamin có năng suất quay trái, là tropat của scopolin (hay oscin). Thủy phan sẽ cho acid tropic và oscin.

Nhưng nếu ta thủy phân ở nhiệt độ thấp, pH = 9, hoặc dùng lipaza của tụy tạng, ta sẽ được chất scopin, đồng phân với oscin. Scopin cân đối, không thể phân đôi, trái với scopolin hay oscin, vì scopolin hay oscin là một racemic có thể phân ra thành 2 đồng phân quang học.

Trong phân tử hyoscin có scopin, một chất đối xứng, không hoạt động chứ không phải chất oscin. Khả năng quay trái của hyoscin là do acid tropic.

Atroscin là đồng phân racemic của hyoscin; atroscin đối với hyoscin cũng như atropin đối với hyoscyamin.

  • Thành phần chủ yếu trong hạt là hyoscyamin 0,02%
  • Trong hoa có hyoscyamin 0,04%, hyoscin và atropin.

Tỷ lệ ancaloid toàn bộ trong lá là 0,2 – 0,5%, trong rễ 0,10 – 0,20%, trong hạt 0,2 – 0,5%, trong quả 0,12%.

Xác định và định lượng alcaloid trong Cà độc dược: Như Atropa beladonna. Theo kết quả định lượng của phòng thí nghiệm dược liệu trên lá Cà độc dược hái ở Trường đại học Y dược khoa Hà Nội vào tháng 6 là 0,7%, nhưng thường chỉ 0,30 – 0,35%, có khi chỉ có 0,15%

Quả già Cà độc dược

Công dụng và liều dùng

Cây Cà độc dược là một vị thuốc độc, nhân dân ta đã biết từ lâu. Thời kỳ Đông kinh nghĩa thục, một số người đã dùng vị thuộc này để đầu độc một trại lính Pháp bằng các pha nước uống nhưng bọn chúng chỉ điên một thời gian không bị chết.

Triệu chứng ngộ độc như đối với Atropa belladonna: Con ngươi mở rộng, toàn thân khó chịu, da, cổ đều khô se, ảo giác, mạch nhanh.

  • Cà độc dược được dùng thay cho Atropa belladonna trong tất cả mọi trường hợp: Chữa ho hen, chống co bóp trong bệnh lóe đau dạ dày và ruột, chữa các cơn đau; chữa say sóng vì tác dụng đối với phó giao cảm nguyên nhân của say sóng.

Dùng dưới hình thức bột lá (0,05 – 0,30g, trẻ con 0,01 mỗi tuổi), lá khô thái để hút hay xông chữa hen (liều hút: 1 – 1,5g một ngày. Nếu nhận thấy triệu chứng ngộ độc phải thôi ngay), cồn thuốc 1/10 (0,50 – 3g cho người lớn; trẻ con 0,10g = 5 giọt mỗi tuổi). Siro có 50 gam cồn trong 1 lít (10g – 60g cho người lớn; trẻ con mỗi tuổi 2 gam)

Cà độc dược còn dùng đáp cho khỏi đau.

Trong kháng chiến, Cà độc dược đã hoàn toàn thay thế cho Atropa belladonna: kết quả rất tốt

  • Sau đây là một số công dụng và cách dùng trong nhan dân ta và các nước:

Ở Phi-Luật-tân dùng lá nấu chín bằng dấm, áp lên trán và mu bàn tay để chữa sốt của người bị lao.

Nhân dân ta dùng lá đun chín giã nhỏ làm cao dán chữa bệnh tê thấp.

Ở Campuchia người ta dùng quả Cà độc dược chế một thứ thuốc chữa đau tai như sau: lấy quả trước khi chín hẳn. Cắt bỏ một đâu, loại bỏ hết hột. Cho nước dừa vào, để vào hỏa lò đun nhẹ cho sôi. Lấy ra để âm ấm. Dùng nước trong quả để nhỏ vào tai.

Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt chế thành cồn thuốc: 75g hạt giã nhỏ ngâm với 500g cồn. Theo Warning, 20 giọt cồn này bằng 6cg thuốc phiện, nhiều khi kết quả chữa ho mạnh hơn thuốc phiện.

Cao hạt Cà độc dược: 500g hạt giã nhỏ, 500g ete và 500g rượu và nước. Dùng 5 cg đến 20 cg một ngày chia làm 4 lần uống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

lovemama.vn

    ĐẶT MUA SẢN PHẨM

    Giao hàng toàn quốc (Tận nơi - Giá tốt)

    Bỏ trống ô số lượng nếu bạn cần tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được thông tin

    096 419 6541