Enter your keyword

Cafe

Cafe

Dược liệu chứa alcaloid có nhân purin

Cà phê

Hạt cà phê

Tên khoa học: Semen coffeae

Tên latin: Coffea sp.

Họ: Cà phê (Rubiaceae)

Mô tả

Cây Cà phê có nhiều loài. Tốt nhất là loài Caffea arabica Linn. (Cà phê chè).

Cây Cà phê chè là một loại cây nhỏ, bao giờ cũng xanh tốt, cao 5 – 6 mét. Thân có vỏ xám, nháp, cành mọc ngang, lá mọc đối, hình trứng, màu xanh lục thẫm, có các lá kèm bên.

Hoa mọc từ kẽ lá, thành xem nhỏ. Hoa màu trắng, mùi thơm.

Quả là một hạch, màu xanh lục sau ngả vàng và đỏ. Trung quả bì ngọt, nhầy, sau khô dần. Biểu quả bì sẽ dăn deo, ngả màu đen, bọc quanh hai hạch.

Loài arabica có nhiều thứ, kahcs nhau bởi kích thước lá, màu quả, …

Cây Cà phê liberica Hiern cao 10 m, lá to.

Ngoài ra còn nhiều loài khác. Trong các loài, Coffea liberia là loài khỏe nhất, cho hạt to nhưng kém thơm, không được ưa bằng arabica.

Ở Việt Nam, thường trồng ba loài:

  • Cà phê chè ( arabica). Năng suất kém, hay bị sâu đục thân; hạt bầu dục, màu xanh xám nhạt.
  • Cà phê mít ( chari hay C. excelsa Cheval). Năng suất cao, không bị sâu đục thân phá hoại. Được trồng nhiều nhất. Hạt hình trứng, màu vàng xám, vị đắng hơn arabica)
  • Cà phê vối ( robusta) cho hạt nhỏ hơn, màu vàng xám, vị hơi chua và hắc.

Cây cà phê

Địa lý

Tuy tên cây là Coffea arabica, nhưng nguồn gốc lại ở Châu Phi, phía nam nước Ê-ti-ô-pi. Vào thế kỷ thứ 4, được trồng ở Arabi. Hiện được trồng ở khắp các nước nhiệt đới, nhiều nhất ở Bơ-rê-đin; sau đến Man-ga-sơ, Ca-mơ-run, Indonisia, Việt Nam.

Tại Việt Nam, diện tích trồng cà phê ước chứng 10.000 ha trong toàn quốc.

Năm 1943, riêng miền Bắc, diện tích 3.600 ha, sản xuất 1.600 tấn hạt, miền Nam vĩ tuyến 17, 5.900ha sản xuất 1.550 tấn.

Trong kháng chiến, để hoang nhiều, năm 1954 đã phục hồi được 976ha, sản xuất 172 tấn hạt. Năm 1955 phục hồi được khoangr1.350ha được chừng 400 tấn. Và có thể tăng hơn.

Các tỉnh ở Bắc bộ trồng Cà phê: Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Ninh Bình, Yên Bái. Trung bộ: Nghệ An, Thanh hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Kon Tum. Nam bộ: miền Đông

Trồng hái

Hiện nay, cây Cà phê được trồng rất rộng rãi ở các vùng nhiệt đới ở châu Á, châu Phi từ vĩ tuyến 25 Bắc đến vĩ tuyến 10 Nam, ở châu Mỹ từ vĩ tuyến 28 Bắc đến 30 Nam.

Người ta trồng bằng hạt. Sau một năm đối với C. arabica và 15 – 16 tháng đối với C. liberica, cây con được đem trồng chỗ khác; ở Li-bê-ri-a người ta gieo một lần ngay vào chỗ, không cấy lại.

Mỗi cây trồng cách nhau 2 x 4 mét hoặc 2 x 5 mét; nếu là loài liberica mỗi cây phải cách nhau ít nhất 5 mét.

Khi gieo phải che nắng; đất phải thoát nước, sâu (ít nhất 1,5m). Sau đó cần làm cỏ, bón phân và đôi khi phải tưới.

Phân bón phải nhiều vì cây Cà phê ăn khỏe.

Vì phải đợi ít nhất 3 năm mới thu hoạch lần đầu nên thường người ta trồng ngô hoặc đỗ sen vào.

Hiệu suất tốt nhất vào năm thứ 4 – 5, kéo dài cho tới 20 – 30 năm. Thường cứ một năm được mùa lại phải 2 – 3 năm kém.

Mỗi gốc cà phê cho chừng 450g hạt: Một gốc C. liberica 8 – 9 tuổi có thể cho chừng 1,5 kg hạt. Trung bình 1 hecta cho 500kg cà phê hạt khô.

1 kg hạt khô thì phải 6 kg cà phê tươi C. arabica, hoặc 9 – 12 kg C. liberica.

Muốn hái, có nơi phải chờ cho quả chín khô rồi rung cây cho rụng mà nhặt, hoặc hái bằng tay lúc quả vừa chín không đợi khô.

Mùa hái của arabica từ tháng 11 – 1; cà phê robusta từ 1 – 4 và chari từ 4 – 8 cho nên trong một nông trường trồng cà phê, thường người ta trồng cả 3 loài để hợp lý hóa việc sử dụng nhân công.

Chế biến cà phê.

  • Chế biến khô. Các quả cà phê hái về phơi khô rồi giã cho tróc vỏ, và sẩy sạch vỏ. Phương pháp này chỉ áp dụng được với C. arabica, nhưng khó áp dụng với C. liberica vì quả dày, khó phơi cho được khô.
  • Chế biến ướt. Loại cơm quả bằng cách sát dưới nước; sau đó cho lên men 2 – 3 ngày, rồi rửa sạch. Hạt cà phê chế được còn lượt giấy bọc ngoài (nội quả bì). Phơi khô sau đó sát cho hết vỏ giấy.

Bộ phận dùng

Hạt cà phê

Hạt cà phê hình trứng, mặt phẳng, lưng khum, có loại tròn đều. Mặt trong có một rãnh dài (tễ) trông rắng như sừng.

Vi phẫu:

  • Lớp vỏ có một hàng tế bào rất mỏng: sau đến một lớp sợi có điểm thành dày, hơi vàng nhạt. Các sợi họp thành mảng khá lớn.
  • Nội nhũ như sừng. Tế bào có thành như chất sừng, gồm chất xeluloza có những bướu ở xung quanh. Trong tế bào có chất tanin, cafein và các hạt nhỏ.

Thành phần hóa học

Cà phê xanh. Thành phần trung bình là: Nước 8 – 12%; chất béo 11,4 – 14,2%; đường 5,8 – 7,8%; xeluloza 16,6 – 42,3%; N toàn phần 1,1 – 2,2%; cafein 0,8 – 1,8%; tro 2,45 – 4% có khi tới 6,59 hay 7,49%.

Lượng cafein thay đổi có khi tới 0,96 – 2,85%. Cà phê Bắc bộ chứa từ 0,92 – 2,68% cafein.

Cafein hợp với acid clorogenic dưới dạng một muối kép cafein và kali. Một ít ở dạng clorogenat cafein và magie, hay cafein và canxi.

Trong tro có rất nhiều acid photphoric, kali hydroxyt, Mg và Ca.

Cà phê rang. Rang cà phê mục đích là làm cho cà phê có mùi thơm; rang khéo, vụng sẽ sẽ làm cà phê thơm nhiều, ít.

Khi rang phải làm sao cho thấu tới giữa hạu, mà ngoài không bị cháy. Ngoài vỏ phải có màu đỏ nâu hay nâu, bóng, đều. Cắt ngang, màu bên trong cũng như bên ngoài. Nhiệt độ rang lên tới 240oC. Sau đó đổ ra bàn, để nguội, rây qua rồi đựng vào lọ kín.

Nếu rang chưa đủ, hạt khó xay, chứa ít cafein, nước pha sẽ dục, kém hơn.

Nếu rang quá, một phần cafein sẽ bị mất, nước pha sẽ đắng và ít thơm.

Hạt cà phê rang to hơn hạt xanh, nhưng lại nhẹ hơn. Rang tốt cà phê hơi có chất dầu làm nhờn tay.

Hóa học của sự rang cà phê đã được nhiều người nghiên cứu. Năm 1936, Brosco đã nhận thấy rằng ở nhiệt độ 185oC, mùi thơm đã xuất hiện, nhiệt độ cao quá 240oC sẽ mất thơm và cho mùi khó chịu.

Việc rang cà phê, làm mất đi một phần cafein tự do, một nửa số acid clorogenic, nhưng lại phá chất hỗn hợp, do đó giải phóng một phần cafein kết hợp; vì vậy tỉ lệ cafein thay đổi ít.

Lượng chất béo ít thay đổi; đường bị phát gần hết (còn 0 – 1,1%). Vì nước giảm đi nên tỉ lệ các chất khác có vẻ tăng lên.

Đặc biệt xuất hiện chất cafeon, một thứ dầu bốc hơi được, nâu, rất thơm; chỉ cần rất tí cũng đủ làm thơm mấy lít nước. Cafeon là chất hỗn hợp. Năm 1938 Johnsom và Frey đã tìm thấy trong cafeon các chất diaxetyl, metyl axetyl cacbinol, furan, fucfurol, rượu fucfurylic, andehyt acetic, pyridin và hydrogen sunfua.

Cà phê rang rồi phải đựng vào bình kín, nếu không sẽ hút nước; khi độ ẩm quá 5%, acid clorogenic trở thành một chất xúc tác gây hiện tượng oxy hóa, làm mất mùi thơm, đồng thời các chất béo bị khét.

Khi pha cà phê, ta phải dùng từ 100 đến 120 gam bột trong 1 lít; không được dùng nước nóng sôi; chỉ nên dùng nước nóng dưới 75 oC. Nếu nhiệt độ cao hơn, một số chất khác tan vào sẽ làm giảm mùi thơm đi. Nếu dùng nước cất để pha, mùi thơm lại tăng thêm nữa.

Một cốc cà phê có pha 15g bột và 100 gam nước sôi chứa chừng 0,26 gam cafein.

Cà phê đã loại cafein.

Đây là loại cà phê đã được loại một phần lớn chất cafein (không được còn lại quá 0,5 phần nghìn). Phương pháp loại cafein không được làm mất các tinh chất tốt.

Nguyên tắc loại cafein như sau:

Làm ướt cà phê, đẩy cafein bằng acid clohydric hay amoniac rồi lấy cafein bằng một dung môi bốc hơi.

Để loại số dung môi còn sót lại trong cà phê, dùng hơi nước ở nhiệt độ dưới 77oC

Khi pha cà phê, phải dùng tăng liều bột lên chừng 1/3, mùi thơm sẽ như trước.

Lá cây cà phê. Lá cà phê chứa 1,25% cafein. Được dùng ở Java và Sumatra như chè.

Người ta vò lá, rang và tán bột như đối với hạt.

Tác dụng sinh lý và độc tính

Cà phê có tính chất kích thích thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại vi. Nó làm cho ta khoan khoái, tỉnh táo, lanh lợi hơn.

Có khi nó làm cho mất ngủ, nhưng đối với người dùng quen, họ vẫn ngủ như thường.

Đối với tuần hoàn máu, làm mạch chạy nhanh, sự co bóp của tim tăng lên, tăng lượng nước tiểu. Có tác dụng chữa trụy tim vì kích thích thần kinh vận động đặc biệt của tim.

Tác dụng này khác tác dụng của long não, của digitalin, là những thuốc có tính chất trợ tim.

Trước đây người ta cho rằng cà phê là một thức ăn dự trữ, nhưng nay thấy tằng nếu dùng nhiều quá là một yếu tốt gây hao mòn cơ thể (giảm các khí trong máu, tăng lượng ure và lượng đường).

Theo sự khảo sát của Tiffeneau và Busquet, hoạt chất chủ yếu đối với óc, tim và thận do chất cafein. Các chất khác chỉ có tác dụng phụ hay không có tác dụng gì cả.

Bệnh nghiện Cà phê.

Dùng Cà phê lâu ngày có thể làm mất ngủ, tim đập hồi hộp, làm đau dạ dày, ù tai, chóng mặt, có khi run chân tay.

Nhưng tác dụng thay đổi tùy theo từng người; không uống nữa thì hết các triệu chứng đó.

Công dụng và liều dùng

Cà phê là nguyên liệu để chế cafein. Ngoài ra người ta dùng:

  • Cà phê xanh: Dưới hình thức thuốc ngâm để chữa tê thấp, thống phong, bệnh sỏi tiết niệu, bệnh sốt. Nếu thay ngâm bằng pha hay sắc, sẽ thêm tác dụng nôn mửa vì một số chất tan.
  • Nước pha cà phê dùng làm nước uống có tính chất dễ tiêu, kích thích. Rất hay dùng trong bệnh say rượu, ngộ độc vì thuốc phiện; dùng với sunfat magie hay quinin để át mùi vị.
  • Bột cà phê: Trộn với iodofoc đẻ làm át mùi iodofoc.
  • Dầu hạt cà phê đem chiếu tia ngoại tím có thể là một nguồn vitamin D. Liều dùng: Cà phê xanh 25%, ngâm. Cà phê rang 15%.

Ngoài công dụng điều trị, cà phê xanh còn dùng chế chất nhựa để làm các đồ dùng trong nhà, vỏ máy bay, ô tô, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

lovemama.vn

    ĐẶT MUA SẢN PHẨM

    Giao hàng toàn quốc (Tận nơi - Giá tốt)

    Bỏ trống ô số lượng nếu bạn cần tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được thông tin

    096 419 6541