Enter your keyword

Ma hoàng

Ma hoàng

MA HOÀNG

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID KHÔNG CÓ NHÂN DỊ VÒNG

Dược liệu Ma hoàng (Ephedra – Herba Ephedrae) là bộ phận trên mặt đất phơi khô của cây Thảo ma hoàng (hay Xuyên ma hoàng) Ephedra sinica Stapf hoặc cây Mộc tặc ma hoàng Ephedra squisetina Bunge hoặc các cây có chứa Ephedrin thuộc họ Ma hoàng (Ephedraceae).

Chú thích về tên: Do chữ epi = trên, hedra = ở, ngồi, có nghĩa là cây sống trên đá, Sinica = Trung Quốc, Equisetina = ý nói cây Ma hoàng giống cây Mộc tặc Equisetum.

Tên Trung Quốc, Ma = cay cay, tê tê; hoàng = màu vàng, ý nói vị thuốc màu vàng có vị cay cay, tê tê.

Mô tả cây

Ma hoàng có nhiều lại, có loại mọc ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi như E.helvetica, E. antisyphilitica, E.vulgaris, …

Có loài mọc ở Á Đông (chủ yếu mọc ở Trung Quốc) như Thảo ma hoàng (E.sinica), Mộc tặc ma hoàng (E.equisetina),…

Tuy nhiên chỉ có các loài Ma hoàng Á Đông có chứa hoạt chất là ephedrin tả tuyền, kèm theo một ít pseudo-ephedrin hữu tuyenf cũng có tác dụng điều trị nhưng kém hơn.

Ma hoàng các nới khác hoặc không có alcaloid hoặc có những alcaloid ít tác dụng điều trị. Cho nên chỉ có Ma hoàng Á Đông được thế giới công nhận dùng làm thuốc, và được đem về trồng ở các nơi.

Từ năm 1941, M. Peronnet và J. Chetin có nghiên cứu thấy Ma hoàng ở Bắc châu Phi (E. alata thứ alenda) cũng có tới 0,75% ephedrin tả tuyền và nghiên cứu trồng thay Ma hoàng của Á đông.

Ở Á Đông, có nhiều loại Ma hoàng, chủ yếu có 2 loài hay khai thác là:

  • Thảo ma hoàng (Xuyên ma hoàng, Ephedra sinica Stapf). Cây nhỏ ít phân nhánh, cao 30 – 70 cm. Đốt dài 3 – 6 cm trên có gân dọc, phía trên hơi dẹt. Lá mọc đối hoặc mòng vòng 3 lá một, nhưng thoai hóa thành vẩy; phía cuống lá có màu nâu hồng, phía trên sẻ 3 mảnh dài và cong queo. Hoa đực cái khác gốc. Hoa đực mọc ở đầu thân, dài 1 – 2 cm, hoa cái mọc ở đầu cành. Quả mọng hình cầu. Quá chín có màu đỏ tươi trong có 2 hạt, trông giống quả nho, cây dại hay gặp ở bờ bể cho nên gọi là Nho bể
  • Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina). Cây mọc thẳng, cao tới 2 m, thân màu tro xám hoặc vàng xanh hay hơi trắng, mặt thân nhẵn bóng hoặc hơi có khía dọc. Đốt nhắn hơn Thảo ma hoàng 1 – 3 cm. Lá vẩy dài chừng 2 mm, màu hơi hồng tím, trên chỉ sẻ thành 2. Hoa đực và hoa cái mọc riêng. Quả mọng, thường chỉ có 1 hạt.

Địa lí, phân bố

Ma hoàng nguyên sản ở châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Tạng, Nam Siberi và dãy núi Himalaya.

Ở Trung Quốc nhiều nhất tại Hoa Bắc, Tứ Xuyên, Hà Nam, Vân Nam, Nội Mông.

Trông trọt, thu hái

Mặc dầu ephedrin là hoạt chất của Ma hoàng đã tổng hợp được rồi, nhưng vì nhu cầu ngày càng tăng, cho nên việc trồng ma hoàng được thwucj hiện ở Bắc châu Ph, Tây Ban Nha, châu Mỹ (lấy giống ở Á Đông)

Ở Trung Quốc, được trồng ở Hồ Nam và Hồ Bắc

Ma hoàng phải hái vào mùa tu. Nếu để quá sẽ ngả màu nâu, hết hiệu lực, chỉ dùng cho trâu bò ăn được thôi. Về mùa xuân, tỷ lệ alcaloid cũng giảm một phầm ba.

“Thần nông bản thảo” đã quy định Ma hoàng phải hái vào giữa tết lập thu, thân còn hơi xang, và bỏ các mấu, đốt, quả. Khoa học hiện nay đã chứng minh rằng đốt, quả, chứa rất ít alcaloid, quãng thân giữa mấu nhiều alcaloid nhất. Mùa xuân – hạ, tỷ lệ alcaloid cũng bị giảm rất nhiều.

Bộ phận dùng

Thân của Ma hoàng bỏ đốt. Có khi dùng cả rễ (Ma hoàng căn)

Thân bó thành bó; có nhiều chanh dài hay gẫy trông rất đặc biệt. Các cành màu xanh lục hay vàng nhạt, thoạt nhìn như không có lá; nhìn kỹ thì thấy lá ở đốt nhỏ, mỏng trông như vẩy. Cành dài từ 7 – 30 cm, đường kính 1,5 – 2 cm; quãng giữa đốt dài từ 3 – 5 cm; lá mọc vòng từng 3 lá một ở các đốt, dài 2 – 3 cm. Từ đốt mọc lên 2 cành con.

Vị thơm, đắng, chát, sau hơi cay.

Vi phẫu thân thấy các khổng ngập sâu ở biểm bì, các sợ hạ bì, sợi trụ bì. Quanh tủy có từ 8 – 10 bó libe – gỗ.

Bột Ma hoàng màu vàng nâu nhạt hay xanh, trong có: Tế bào biểu bì với khí khổng đặc biệt; nhiều sợi thành dày, khe không rõ hay rất nhỏ, thường kèm tế bào cát hay có tinh thể hình lập phương; Tế bào tủy thành mỏng có những đám chất nâu hay nâu tím, hình thù không giống nhau; tế bào mô vỏ thành mỏng có canxi oxalat hình lập phương nhỏ. Tế bào nhỏ hình cầu hay hình trứng 10 – 20 µm, đem làm thăng hoa sẽ cho tinh thể ephedrin xác định bằng phản ứng biure.

Dược liệu Ma hoàng

Thành phần hóa học

Ma hoàng được dùng ở Trung Quốc từ trước đây 5000 năm, đã được kê trong Thần nông bản thảo. Nhưng mãi tới thế kỷ thứ 19 (1887) hai nhà bác học Nhật Bản Nagai và Hamanashi mới phân tích ra được chất alcaloid ephedrin. Từ đó Ma hoàng mới được phổ biến dùng ở Châu Âu.

Thành phần chủ yếu của Ma hoàng là chất L-ephedrin; ngoài ra người ta còn phân tích ở các thứ Ma hoàng khác lấy ra được L,D-norephedrin, L,D-methyl ephedrin, D-pseudoephedrin.

Tỷ lệ alcaloid toàn phần trong Ma hoàng Ephedra sinica từ 0,8 – 1,4% (80 – 85% ephedrin), trong E. equisetina trung bình từ 0,7 – 1,3% (85 – 90% ephedrin), trong E. distachya 0,1 – 1,1%.

Công thức của L-ephedrin thiên nhiên và D-pseuso ephedrin thiên nhiên rất giống với công thức của adrenalin:

Ephedrin chế từ ma hoàng bằng phương pháp chung để lấy alcaloid: lấy kiệt dược liệu bằng cồn 80o, cood ặc tới độ siro, thêm amoniac và lắc với clorofoc. Bốc hơi clorofoc; thêm HCl N/10, lọc. Kết tinh, ta được clohydrat ephedrin.

Hoặc ta có thể dùng Na2CO3 để đẩy ephedrin và lấy alcaloid bằng benzen. Tinh chết bằng cách thêm HCl, rồi K2CO3. Để khô trên Na2CO3 khô kiệt, loại riêng các đồng phân dưới dạng oxalat.

Ephedrin kiềm có tinh thể hình kim, không màu, không mùi, độc chảy 39-40o, tan trong nước, cho màu xanh lục với bicromat sunfuric, không cho màu với FeCl3 (khác với adrenalin), cho phản ừng biure màu đỏ tía tan trong ete. Phản ứng nhậy tới 5/1000.

Ta có thể xác định chất ephedrin trong Ma hoàng như sau: Tán trong cối 2 gam Ma hoàng khô với cát. Và 10 ml NH4OH 50% tới khi kiềm nhẹ. Cho clorofoc vào; lắc trong 1 giờ. Lắc dung dịch clorofoc với HCl 10%. Dung dịch acid lấy ra thêm bột than đun sôi, lọc để tẩy màu. Lam phản ứng biure như sau: Cho NaOH tới phản ứng kiềm. Nhỏ vào 0,1 ml dung dịch CuSO4 2%. Nếu có alcaloid sẽ thấy màu đỏ tím rất rõ.

Định lượng ephedrin trong Ma hoàng bằng cách đo acid nhưng cần tránh phản ứng của clorofoc lên ephedrin. Nên theo phương pháp Moraw sau đây: Lắc kiệt bằng ete, trong môi trường amoniac. Dung dịch ete đem bốc hơi; thêm HCl N/50 có thừa với thuốc thửu màu bromotymol. Đuổi ete ở nhiệt độ nhẹ. Cặn còn lại hòa vào rượu. Định lượng acid còn lại bằng NaOH N/50. 1 ml HCl = 8,26 mg ephedrin kiềm. Tỷ lệ trung bình 1%. Dược điển Trung Quốc quy định ít nhất phải có 0,8% ephedrin.

Tác dụng sinh lý

  • Tác dụng đối với hô hấp: Do kinh nhiệm, trước đây 5000 năm người Trung Quốc đã beiets tác dụng của Ma hoàng đối với hô hấp cho nên đã dùng chữa sổ mũi và ho.
  • Tác dụng lợi tiểu tiện và ra nhiều mồ hồi cũng được biết từ xưa. Tác dụng thông tiểu tiện đã được chứng minh. Ngoài ra còn tác dụng kích thích lên hạch nước dãi và sự bài iết dịch vị (nhưng nhận định không thống nhất).
  • Đối với đồng tử: Ma hoàng có tác dụng làm dãn đồng từ như adrenalin.
  • Đối với mạch máu: Có tác dụng tăng huyết áp. Uống nước có tác dụng yếu hơn nhưng lâu hơn tác dụng của adrenalin; kèm theo có hiện tượng hạ huyết áp.

Công dụng và liều dùng

  • Thuốc ra mồ hôi rất mạnh; kích thích sự hô hấp, chữa sốt, chữa ho, nhức đầu, mẩn ngứa.
  • Uống có tác dụng chữa và phòng bệnh hen; làm co đỡ phải tiêm adrenalin.
  • Còn cùng trong bệnh viêm mũi, ho gà.
  • Ephedrin phối hợp với mocphin và scopolamin có tác dụng làm giảm độ độc của hai vị thuốc này.
  • Đông y dùng Ma hoàng dưới hình thuốc sắc với nước hay rượu hoặc riêng hoặc phối hợp với Quế chi (Quế chi – Ma hoàng thang). Dùng phải hết sức cẩn thận vì ra nhiều mồ hôi.
  • Tây y thường chỉ dùng ephedrin clohydrat hay sunfat hoặc riêng hoặc phối hợp với aspirin, cafein, papaverin, adrenalin.
  • Uống với liều 0,05 – 0,15g để chữa hen. Bắt đầu bằng liều 0,02g tăng dần cho đến liều 0,12 – 0,15g.
  • Một viên 0,05g uống 2 giờ trước cơn hen có thể tránh lên cơn. Sau đó mỗi ngày 0,05g hay cách 2 ngày uống một liều 0,5g.
  • Thuốc nhỏ mũi: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch 3% trong nước để chữa sổ mũi.
  • Trung Quốc dược điển 1953 còn dùng Ma hoàng dưới hình thức cao rượu Ma hoàng (cao lỏng) với liều dùng 1 – 2 ml một lần uống; 3 – 6 ml một ngày.

Thông tin liên hệ

  • Công ty TNHH Dược thảo Hoàng Thành NB
  • Địa chỉ: Thôn Tiền Phương, xã Văn Phương, Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
  • VPĐD: C20 – lô 19, Khu Đô thị Định Công, Hoàng Mai, HN
  • Chuyên: Sản xuất và kinh doanh dược liệu thuốc nam. Kinh doanh hạt giống, cây giống dược liệu.
  • Mr Dũng (Kinh doanh Dược liệu): 098 883 4123
  • Mrs Lan (Kinh doanh hạt giống và cây giống Dược liệu): 038 889 9958

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

lovemama.vn

    ĐẶT MUA SẢN PHẨM

    Giao hàng toàn quốc (Tận nơi - Giá tốt)

    Bỏ trống ô số lượng nếu bạn cần tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được thông tin

    096 419 6541